Loading

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Lập trình VB 6.0 tạo form hiển thị nội dung

Bài viết giới thiệu qui trình điển hình để viết 1 ứng dụng gồm 2 form với chức năng hiển thị cùng nội dung người dùng nhập liệu bằng VB 6.0. Thuật ngữ Form thường được dùng để miêu tả 1 cửa sổ giao diện giữa chương trình và người dùng. Mỗi môi trường lập trình trực quan cụ thể (VB6.0, VC#, VC++ 6.0, NetBeans,…) đều cung cấp sẵn đối tượng Form, tuy nhiên các thuộc tính và tác vụ cụ thể của đối tượng Form trên từng môi trường có sự khác biệt, không hoàn toàn giống nhau. Ở đây chúng tôi dùng Form của môi trường VB 6.0.
Trong một Project VB 6.0, bạn có thể tạo và thiết kế trực quan nhiều form chức năng khác nhau theo ý muốn rồi đặt tên nhận dạng cho mỗi form để tiện truy xuất khi cần. Mỗi form có nhiều sự kiện và tác vụ quản lý khác nhau, ví dụ như:

- Tác vụ Show để hiển thị form để người dùng thấy và làm việc được với form.

- Tác vụ Hide để ẩn form đi, người dùng không thể làm việc được với form nữa.

- Sự kiện Unload sẽ xảy ra khi người dùng đóng form lại.
- …
Để bắt đầu, trước hết ta thiết kế 2 form chứa các phần tử giao diện theo nhu cầu, đặt tên nhận dạng cho chúng (ví dụ Form1 và Form2), lúc đầu cho Form1 hiển thị và làm việc với người dùng. Trong thủ tục xử lý sự kiện, nhấn chuột của button Next, bạn chỉ cần viết lệnh gởi thông điệp Form2.Show để hiển thị Form2. Tương tự tron g thủ tục xử lý sự kiện nhấn chuột của button Previous của Form2, bạn chỉ cần viết lệnh Form1.Show để hiển thị lại Form1, nội dung các đối tượng trong Form1 vẫn giữ giá trị trước đây nếu không bị thay đổi tường minh trong các lệnh lập trình.

Sau đây là qui trình điển hình để viết 1 ứng dụng gồm 2 form với chức năng mà ta muốn:

1. Chạy VB 6.0, tạo Project mới thuộc loại "Standard EXE" (loại Project mặc định có 1 Form giao diện rỗng ban đầu với tên mặc định là Form1).

2. Thiết kế Form1 theo hình sau, gồm có 1 textbox có tên mặc định là Text1, 1 button. Hãy hiệu chỉnh thuộc tính caption cho button là "Next", thuộc tính (Name) = btnNext.

3. Ấn kép chuột vào button Next để tạo thủ tục xử lý sự kiện click chuột trên nó và viết code sau để hiển thị Form2 :
'thủ tục xử lý sự kiện click chuột trên button Next
Private Sub btnNext_Click()
'ẩn Form1 để người dùng không thấy nó
Form1.Hide
'hiển thị Form2 để làm việc với người dùng
Form2.Show
End Sub

4. Dời chuột về gốc Project (tên là Project1) trong cửa sổ Project (nằm phía trên phải màn hình), ấn phải chuột vào phần tử gốc để hiển thị menu lệnh, chọn chức năng Add.Form để tạo form mới với tên mặc định là Form2.

5. Thiết kế Form2 theo hình sau, gồm có 1 textbox có tên mặc định là Text1, 1 button. Hãy hiệu chỉnh thuộc tính caption cho button là "Previous", thuộc tính (Name) = btnPrevious.

6. Ấn kép chuột vào button Previous để tạo thủ tục xử lý sự kiện click chuột trên nó và viết code sau để quay về Form1:
'thủ tục xử lý sự kiện click chuột trên button Previous
Private Sub btnPrevious_Click()
'ẩn Form2 để người dùng không thấy nó
Form2.Hide
'hiển thị Form1 để làm việc với người dùng
Form1.Show
End Sub

7. Tạo thêm thủ tục xử lý sự kiện Unload cho Form2 và viết code cho thủ tục này như sau (để khi người dùng đóng Form2 thì ta hiển thị lại Form1) :
Private Sub Form_Unload(Cancel As Integer)
'hiển thị Form1 để làm việc với người dùng
Form1.Show
End Sub

8. Chọn menu Run.Start để chạy thử ứng dụng. Khi Form 1 hiển thị, bạn hãy thử nhập văn bản vào Textbox1 rồi nhấn chuột vào button Next, lúc này bạn thấy Form1 bị ẩn và Form2 hiển thị. Bạn hãy làm việc với Form2, nếu bạn nhấn chuột vào button Previous thì Form2 bị ẩn và Form1 được hiển thị lại với nội dung y như trước khi Form2 làm việc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét